Tin tức

Top 5 phần mềm học, hội họp trực tuyến được dùng nhiều nhất trong 2021
09 Tháng 08
Đăng bởi:  Hà Lê

Top 5 phần mềm học, hội họp trực tuyến được dùng nhiều nhất trong 2021

Từ cuối năm 2019, Covid-19 đang gây đảo lộn toàn bộ sinh hoạt của mọi người. Nếu lúc trước học sinh, giáo viên có thể đến trường thì giờ phải ngồi học với nhau thông qua màn hình máy tính, hay smart phone. Nếu lúc trước chúng ta có thể ngồi cafe với nhau, họp với nhau thì giờ cũng phải giao tiếp qua một cái máy tính. Tất nhiên những hoạt động trao đổi giưa còn người cho cuộc sống, công việc không thể ngưng đọng hay trì hoãn quá lâu dẫn đến sự phát triển của nhiều phần mềm học trực tuyến. Trước đó những cuộc họp xuyên quốc gia, hay đào tạo từ xa đã áp dụng cách này rồi. Nhưng gần đây việc học hay hội họp online đã trở thành việc không thiếu trong cuộc sống con người. Các phần mềm cũng ngày một nhiều hơn và có những tính năng mới, hữu ích hơn. Trong đó có 5 cái tên nổi bật tại Việt Nam, các app này hoàn toàn miễn phí cho người dung. Tất nhiên để có thể sử dụng tối ưu buộc người dùng phải chịu một số chi phí nhất định.

Top 1 - Zoom

 

Khi nhắc đến họp trực tuyến, thứ tự xếp hạng đầu tiên về độ hot trong mùa Covid 19 đầu tiên chắc chắn là Zoom. Những trải nghiệm thân thiện với người dùng, không cần đăng kí phức tạp, chỉ cần 2 đến 3 click là bạn có thể tham gia được cuộc họp hay lớp học online của mình.

Ưu điểm:

Không cần cài đặt, không cần đăng ký tài khoản, sử dụng được đa nền tảng như điện thoại, laptop, máy tính bảng.

Zoom có những tính năng cần thiết cho người dùng như chia sẽ màn hình, ghi âm, chat, trò chuyện bằng video,…

Nhược điểm

Vì mục đích vẫn là tổ chức họp video trực tuyến nên sẽ hạn chế một số điểm: Lưu trữ file, chưa có giao nhiệm vụ, đánh giá, những tính năng có tính tương tác trong lúc người khác phát biểu, làm việc nhóm.

Quản lý nhóm người dùng cũng chưa được app này cân nhắc.

Ở bản miễn phí thì sẽ có một trở ngại là cuộc họp trên 3 người chỉ có tối đa 40 phút, nếu muốn trao đổi tiếp thì các bạn phải tạo 1 phòng mới.

Bảo mật: gần đây Zoom cũng vướng những lùm xùm về vấn đề bảo mật thông tin người dùng. Có nhựng đồn thổi về việc đánh cắp thông tin người dùng.

 

Top 2 - Microsoft Teams

 

Microsoft Teams thuộc hệ sinh thái của office 365, mục đích ban đầu của Microsoft Teams là nền tảng dành cho doanh nghiệp nhưng vì những tính năng tuyệt vời cho việc học, họp online trực tuyến. Thậm chí bạn có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh trên Teams rất hiệu quả.

Ưu điểm:

Không cần cài đặt, hoạt động đa nền tảng, không cần đăng ký tài khoản

Microsoft Team có những tính năng về gọi video nhóm hay cá nhân, đặt hẹn cuộc họp, chat, share màn hình, thao tác trên bảng trực tuyến…

Chia sẽ file, những tính năng làm việc nhóm như giao nhiệm vụ, đánh giá, quản lý tài liệụ, record buổi học, thay đổi font nền video…

Tính năng Live Caption: giúp tạo phụ đề khi bạn nói, một tính năng rất hay được tích hợp vào Microsoft Teams.

Bảo mật: vì mục đích ban đầu là dành cho doanh nghiệp, nên độ bảo mật thông tin vô cùng cao.

Sử dụng bản miễn phí: thời lượng cuộc họp là 8 tiếng với số lượng người trên 300 người.

Nhược điểm

Tạo tài khoản là điều bắt buộc như các ứng dụng khác. Muốn tạo một cuộc họp trên Microsoft Teams, người dùng phải cần có tài khoản office 365. Đơn giản vì Microsoft Teams thuộc hệ sinh thái của Office này, còn nếu các bạn được mời thì không cần.

Bức tranh tương lai cho Microsoft Teams

Theo thông tin gần đây là ở Windows 11 sắp tới, Microsoft Teams sẽ tách ra khỏi hệ sinh thái Office 365, và sẽ có sẵn khi các bạn cài Windows 11, một tương lai rất tươi mới cho người dùng đúng không.

 

Top 3 - Google Meet

Google Meet là một ứng dụng video call hàng đầu của Google và được tích hợp thông qua Gmail. Bạn chỉ cần một tài khoản Gmail là có thể tạo ra một buổi họp trực tuyến trên Google Meet.

 

Ưu điểm:

Không cần cài đặt, hoạt động đa nền tảng, không cần đăng ký tài khoản

Cung cấp khả năng gọi họp trực tuyến, chia sẽ màn hình, chat, share thông tin trong cuộc họp..

Giao diện dễ sử dụng

Bản miễn phí: sử dụng không giới hạn với số lượng trên 100 người

Nhược điểm

Những tính năng quản lý và làm việc nhóm sau buổi họp thì chưa có sẵn ở trên Google Meet, bạn phải dùng những phần mềm tích hợp như Google Form, Google Classroom để lấp vào khoảng trống đó.

Thay đổi font nền Video, tính năng này cũng hơi bất tiện một xíu cho những bạn có background phía sau không đẹp, về khoảng này thì Microsoft Teams và Zoom làm rất tốt.

Không có tính năng Record: với những bạn học online thì tính năng này rất quan trọng để có thể xem lại kiến thức bằng lời nói thay vì xem những tài liệu khô khan.

Top 4 - Skype

 

Skype là ứng dụng trao đổi gọi chat video của Microsoft, về cơ bản là Skype đủ những tính năng tối thiểu cho một cuộc trao đổi qua video, có thể gọi nhóm, trao đổi và chia sẽ hình ảnh, chat với nhau.

Nếu số lượng người tham gia khoảng 25 người thì Skype có thể đáp ứng cho những bạn đã quen với phần mềm này.

Nhưng với việc Microsoft Teams đang nổi lên rất nhiều thì Skype cũng đang gặp nguy khi không ít hơn 2 lần Microsoft muốn khai tử phần mềm này.

 

Top 5 - Zalo

 

Zalo là một ứng dụng của VNG, người dùng có thể kết bạn, gửi tin nhắn, video call, gửi file, chat miễn phí trên ứng dụng này.

 

Ngày nay, vì giao diện thân thiện nên Zalo cũng được rất nhiều công ty, trường học ở Việt Nam sử dụng làm group nhóm để chia sẽ tài liệu với nhau, trao đổi với nhau.

 

Cũng như Skype, nếu số lượng người tham gia call với nhau ít, thì Zalo là một lựa chọn tuyệt vời. Còn nếu các bạn cần số lượng người tham gia nhiều hơn, thì nên cân nhắc những ứng dụng khác, vì Zalo hiện tại cũng chỉ đáp ứng được như thế.

Tùy vào mục đích sử dụng và các nền tảng đã có sẳn mà ngừi dùng nên cân nhắc lựa chọn các app trực tuyến phù hợp với bản thân cho các cuộc gọi tới gia đinh hay công việc.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

article.vi