Tin tức

Nikkei: Năm 2020 sẽ có điện thoại Pixel và máy tính Surface “made in Vietnam”
10 Month 01
Posted by:  MeKo Distributor

Nikkei: Năm 2020 sẽ có điện thoại Pixel và máy tính Surface “made in Vietnam”

Nikkei: Năm 2020 sẽ có điện thoại Pixel và máy tính Surface “made in Vietnam”

 

text

Theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang thúc đẩy những nỗ lực chuyển dịch dây chuyển sản xuất điện thoại, máy tính cá nhân và những thiết bị khác từ Trung Quốc về Đông Nam Á giữa lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Với mục tiêu này, những dây chuyền sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

text

Hai nguồn tin của Nikkei cho biết, sớm nhất là đến tháng 4 tới, Google sẽ bắt đầu sản xuất smartphone giá rẻ ở Việt Nam, có thể sẽ đặt tên là Pixel 4A. Tiếp đến vào nửa cuối năm 2020, gã khổng lồ này cũng dự định sẽ đặt dây chuyền sản xuất Pixel 5, chiếc flagship Android kế tiếp của Google tại nước ta. Cùng lúc, họ cũng nhờ tới đối tác tại Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng dây chuyền sản xuất thiết bị smarthome, như loa thông minh Nest Mini. Dự kiến những sản phẩm đầu tiên sản xuất ở Thái sẽ được bán ra thị trường vào nửa đầu năm 2020.

Trong khi đó, Microsoft cũng rục rịch đưa dây chuyền sản xuất máy tính bảng và laptop Surface của mình về phía bắc Việt Nam, sớm nhất là trong quý II năm nay. Nguồn tin của Nikkei, một giám đốc chuỗi cung ứng linh kiện của Microsoft nói rằng: “Doanh số ban đầu ở Việt Nam sẽ thấp, nhưng sẽ tăng trưởng dần vì đây là định hướng mà Microsoft mong muốn.”

text

Tính đến thời điểm hiện tại, tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là tất cả smartphone của Google và máy tính của Microsoft đều đang được sản xuất tại Trung Quốc. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra khiến nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghệ, phải tính toán lại việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong quá trình lắp ráp sản phẩm. Đòn đánh thứ hai chính là dịch COVID-19 đang xảy ra.

Một giám đốc thuộc chuỗi cung ứng linh kiện công nghệ cho rằng: “Dịch coronavirus bùng phát một cách bất ngờ chắc chắn sẽ đẩy các nhà sản xuất thiết bị công nghệ tìm kiếm những giải pháp sản xuất tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, vốn là nơi có chi phí hợp lý nhất. Không một ai có thể lờ đi những nguy cơ tiềm ẩn sau sự cố này. Vấn đề không chỉ còn là chi phí mà còn là việc quản lý chuỗi cung ứng nữa.”

text

Không như những công ty chuyên phần cứng như Apple, HP hay Dell, những công ty internet như Google hay Microsoft có khả năng chuyển dịch dây chuyền sản xuất thiết bị khỏi Trung Quốc nhanh hơn: “Những công ty mới nhảy vào thị trường phần cứng này thực sự đã cảm nhận được khả năng xảy ra khủng hoảng kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Dịch coronavirus đơn thuần chỉ củng cố cho những lo ngại của họ mà thôi.”

text

Google thậm chí còn nhờ các đối tác trong chuỗi cung ứng cân nhắc khả năng và chi phí gói ghém tất cả vật tư trang thiết bị từ Trung Quốc rồi vận chuyển sang Việt Nam bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không, sau khi dịch COVID-19 khiến các cơ sở lắp ráp tại Trung Quốc không thể quay trở lại hoạt động như bình thường được. Doanh số thấp của Google và Microsoft khiến họ xoay sở dễ hơn Apple rất nhiều. Theo IDC, năm 2019, Apple xuất xưởng 200 triệu máy điện thoại, còn Google chỉ là 7 triệu máy mà thôi. Đối với Microsoft, toàn bộ dòng sản phẩm Surface của họ năm ngoái đạt 6 triệu sản phẩm, còn Apple là 17 triệu máy Mac.

Kể từ năm ngoái, Google đã bắt đầu tính toán việc đưa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Họ nhờ đối tác chuyển đổi nhà máy cũ của Nokia ở tỉnh Bắc Ninh trở thành dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel. Một nhà máy khác ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã được Google chấp thuận trở thành nơi sản xuất smartphone cho họ. Kể từ cuối năm ngoái, Google cũng chuyển dây chuyền sản xuất máy chủ về Đài Loan, và router Nest Wifi về Việt Nam.

text

Bản thân nỗ lực rời khỏi Trung Quốc của Google và Microsoft cũng đang gặp phải khó khăn khi một phần quan trọng linh kiện và nguyên vật liệu cần thiết cho việc lắp ráp vẫn được sản xuất tại Trung Quốc. Để lắp ráp tại Việt Nam, họ vẫn cần nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại, chúng ta đang chặn dòng người từ Trung Quốc, hoặc đã đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó vào Việt Nam. Vận chuyển đường sắt từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng đã dừng khai thác, tạo ra thử thách cho Google và Microsoft khi xây dựng dây chuyền lắp ráp tại nước ta.

Trong khi đó, Samsung cũng gặp vấn đề tương tự, nhưng có kế hoạch nhập khẩu linh kiện điện tử bằng đường hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam sau khi chúng ta đóng biên.

Theo Nikkei​

popup

Quanlity:

Total price:

article